Lịch sử Sự hình thành xoáy thuận bùng nổ

Trong những năm 40 và 50, các nhà khí tượng học thuộc Trường Khí tượng học Bergen đã bắt đầu một cách không chính thức gọi một số cơn bão phát triển trên biển là "bom" vì chúng phát triển với một độ tàn khốc lớn hiếm khi nhìn thấy trên đất liền [11].

Vào những năm 1970 các thuật ngữ "Sự hình thành xoáy thuận bùng nổ" và thậm chí cả "bom khí tượng" đã được sử dụng bởi giáo sư Fred Sanders của MIT (xây dựng dựa vào công việc từ những năm 1950 của Tor Bergeron), người đã đưa thuật ngữ này vào sử dụng phổ biến trong một bài viết năm 1980 trong Monthly Weather Review [8][11]. Vào năm 1980, Sanders và đồng nghiệp John Gyakum của ông đã định nghĩa một "quả bom" như là một xoáy thuận ngoài nhiệt đới tăng cường độ lên ít nhất (24 sin φ / sin 60˚) mb trong 24 giờ, trong đó φ biểu tượng cho vĩ độ theo độ. Điều này dựa trên định nghĩa, được tiêu chuẩn hóa bởi Bergeron, cho sự phát triển bùng nổ của một cơn xoáy thuận ở 60˚N tăng cường thêm 24mb trong 24 giờ [12]. Sanders và Gyakum lưu ý rằng một cường độ tương đương phụ thuộc vào vĩ độ: tại các cực này sẽ giảm áp lực là 28 mb / 24 giờ, trong khi ở 25 độ vĩ độ chỉ có 12 mb / 24 giờ. Tất cả các tỷ lệ này là điều kiện cho những gì Sanders và Gyakum gọi là "1 bergeron".[8][9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự hình thành xoáy thuận bùng nổ http://www.cawcr.gov.au/staff/elim/pdf.dir/Lim_Sim... http://atlantic.ctvnews.ca/ctv-news-at-5/weather-b... http://www.accuweather.com/en/weather-news/what-is... http://linkingweatherandclimate.com/learn/lorenz.p... http://blog.metservice.com/2012/03/the-bomb/ http://science.nbcnews.com/_news/2013/02/25/170889... http://usatoday30.usatoday.com/weather/tg/wnoreast... http://voices.washingtonpost.com/capitalweathergan... http://www.wbrz.com/videos/ryan-explains-bomb-cycl... http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/grl.501...